• 22/2/2020
  • Admin
  • Mục: Tài Liệu Tham Khảo Nội Bộ

Bài 04: Vì sao FMD thường bùng phát vào mùa đông

Như chúng ta đã biết, virus gây bệnh lở mồm long móng trên heo (FMD) có sức đề kháng tốt hơn vào mùa đông. Nó có thể sống trong đất vào mùa đông lên tới 28 ngày còn vào mùa hè chỉ 3 ngày, trong môi trường phân ướt lên tới 06 tháng vào mùa đông thay vì sống trong phân khô vào mùa hè có 14 ngày.

 Tuy nhiên nếu chỉ như vậy thì không đủ căn cứ cho thấy FMD chỉ có thể bùng phát vào mùa đông, đặc biệt với điều kiện chăn nuôi công nghiệp hiện nay chúng ta thấy răng FMD có thể bùng phát vào bất kỳ thời điểm nào trong năm.

 Tuy nhiên với các hộ chăn nuôi gia đình yếu tố mùa vụ của FMD vẫn thường lặp lại năm này qua năm khác mà không tìm được nguyên nhân. Sau đây là 04 lý do dẫn tới việc FMD thường bùng phát tại các hộ chăn nuôi gia đình vào mùa đông

 1.Việc vệ sinh chuồng heo vào mùa lạnh không tốt

  • Vào mùa lạnh việc vệ sinh chuồng nuôi của các gia trại thường hạn chế hơn, không tắm cho heo hoặc ít tắm heo hơn.
  • Sử dụng các vật liệu như rơm rạ, lá chuối khô …. làm ổ cho heo
  • Khi thời tiết lạnh có thể dùng bạt quây kín chuồng, dẫn tới độ ẩm trong chuồng tăng cao
  • Thức ăn, nước uống trong mùa lạnh cũng ít được các trại chăn nuôi chú trọng.

 → Với những nguyên nhân trên dẫn tới gia tăng mầm bệnh thường trực trong trại heo, trong đó FMD là một trong nhiều nguyên nhân có nguy cơ bùng phát

Điều kiện chăn nuôi tại hộ chăn nuôi không thực sự tốt

2. Nguy cơ tổn thương vùng móng, vú tăng cao vào mùa lạnh

Với các gia trại việc vệ sinh kém vào mùa lạnh cùng với nền chuồng không được đầu tư đúng kỹ thuật dẫn tới nhiều nguy cơ tổn thương vùng móng và đầu vú của heo.

Việc sử dụng vaccine ở các trại chăn nuôi nhỏ thường bị bỏ qua do vậy nguy cơ nhiễm bệnh FMD tại các trại nhỏ lẻ tăng cao.

 3. Việc chăm sóc heo không được quan tâm

Việc định kỳ phun tiêu độc khử trùng với các trại chăn nuôi gia đình thường không được áp dụng, với nhiều trại có áp dụng tuy nhiên việc phun không đảm bảo kỹ thuật (không làm sạch trước khi phun, phun không đủ liều, không đủ thời gian..)

Việc kiểm soát an toàn sinh học gần như không được thực hiện do đó tiềm ẩn nhiều nguy cơ mang mầm bệnh vào trang trại.

Việc sử dụng thức ăn thừa trong bữa cơm gia đình và tận dụng phụ phẩm nông nghiệp cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ

Công tác chăm sóc và vệ sinh tiêu độc không được chú trọng

4. Vô tình làm mầm bệnh lây lan ra cộng đồng

Với 03 nguyên nhân kể trên, các trại nhỏ quy mô hộ gia đình nguy cơ nổ dịch vào mùa lạnh tăng cao, nếu 1 hộ chăn nuôi nổ dịch thì công tác phát hiện FMD, từ đó có biện pháp kiểm soát ngăn chặn dịch bùng phát không được làm tốt, làm triệt để.

 Thực tế với các hộ chăn nuôi gia đình khi heo thịt bị ốm, sốt, bỏ ăn (chưa có biểu hiện đặc trưng của FMD)  nếu tới tuổi có thể xuất bán. Thông thường sẽ không được điều trị mà sẽ bán trực tiếp tới thương lái để tiêu thụ ở chợ dân sinh hoặc tự giết mổ (chung 3-4 hộ gia đình). Với tập quán như vậy tiềm ẩn nguy cơ lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.

Tự giết mổ dẫn tới khó kiểm soát mầm bệnh ra cộng đồng

Thông thường ở các làng quê, một vùng sẽ có rất nhiều hộ chăn heo gia đình như vậy, việc mầm bệnh cứ âm thầm lưu hành ở các đàn heo nhỏ lẻ dẫn tới gia tăng nhanh chóng mật độ virus FMD trong cộng đồng. Từ đó dẫn việc bùng phát FMD trên diện rộng với quy mô lớn. Và ảnh hưởng tới các hệ thống chăn nuôi lớn nếu công tác An toàn sinh học không được làm nghiêm ngặt, triệt để.

Do vậy, đặc điểm dịch tể FMD tại Việt Nam thường  bùng phát vào mùa lạnh là do 3  nguyên nhân sau:

-         Bản thân virus thích nghi tốt với thời tiết mùa lạnh hơn so với mùa nóng.

-         Các trại nhỏ của gia đình là nơi tiềm ẩn nguy cơ bùng phát dịch và là nơi xuất hiện dịch đầu tiên.

-         Do tập quán vùng miền và thói quen tiêu dùng nên virus không được kiểm soát mà nhân lên nhanh chóng trong cộng đồng từ đó dẫn tới bùng phát thành dịch.

Như vậy để có thể kiểm soát và hạn chế tình trạng này chúng ta cần làm tốt 3 việc sau đây.

-         Cung cấp thông tin, kiến thức cho người chăn nuôi là các gia trại nhỏ trong việc nhận diện FMD và tính nguy hiểm với cộng đồng

-         Kiể-m soát chặt hơn các lò mổ, chợ dân sinh và việc vận chuyển tiêu thị thịt heo

-         Xây dựng quy trình chăn nuôi, thú y hợp lý trong việc kiểm soát FMD tại gia trại. Đặc biệt là chương trình vaccine phòng FMD.

Dưới đây là một chương trình vaccine chúng ta có thể tham khảo:

Heo đực giống (heo nọc): năm 2 lần

Heo hậu bị: trước khi phối 45 ngày

Heo nái: sau khi phối 12 tuần

Heo con:

Mũi 01: 6-8 tuần tuồi

Mũi 02: 10-12 tuần tuổi

Lịch vaccine cho heo con có thể thay đổi dựa vào chương trình kiểm soát miễn dịch để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể mẹ truyền

(Lịch vaccine được công ty Avac cung cấp)

Giới thiệu sản phẩm vaccin Cavac FMD – Type O

- Vaccin Cavac FMD – Type O được công ty TNHH MTV Avet nhập khẩu từ Trung Quốc là một sản phẩm duy nhất trên thị trường có 2 kháng nguyên bao gồm:

               + O/Mya98/XJ/2010 thuộc dòng O-Mya98 đang lưu hành chủ yếu ở Việt Nam theo công văn số 12/TY-DT ban hành ngày 03/01/2019 của Cục Thú y.

              +  O/GX/09-7 thuộc dòng O-CATHAY đây là dòng Cathay mới đang lưu hành chủ yếu tại Trung Quốc.

- Với hàm lượng kháng nguyên 6PD50 và 10PD50 , Vaccin Cavac FMD – Type O tạo được kháng thể nhanh, mạnh và kéo dài giúp bảo vệ đàn heo được tốt hơn.

-Vaccin đang được các tập đoàn chăn nuôi quy mô lớn ở Việt Nam tin dùng và hiệu quả đã được kiểm chứng thông qua các báo cáo thử nghiệm tại thực địa các trang trại.

Nội dung cùng chủ đề