• 22/2/2020
  • Admin
  • Mục: Tài Liệu Tham Khảo Nội Bộ

Bài 03: Kiểm soát an toàn sinh học trong bệnh Lở mồm long móng (FMD)

Bệnh lở mồm long móng trên heo (Foot & Mouth disease – FMD) như chúng ta đã biết ở những bài viết trước về mức độ nguy hiểm và tác động kinh tế rất lớn đối với các trại chăn nuôi heo. Với FMD nói riêng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm trên heo nói riêng việc kiểm soát an toàn sinh học là điều không thể thiếu và gần như đây là bức tường quan trọng nhất trong việc kiểm soát mầm bệnh xâm nhập trại chăn nuôi.

 

An toàn sinh học tại trại chăn nuôi là yếu tố rất quan trọng

Việc thực hiện và kiểm soát an toàn sinh học ngăn ngừa bệnh Lở mồm long móng (FMD) xâm nhập vào trang trại cần chú ý 07 vấn đề sau đây:

1. Vệ sinh sát trùng toàn trại:

- Phun sát trùng 1 lần/ngày xung quanh trại, nồng độ sát trùng tùy loại trại đang sử dụng và thực hiện đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

- Rắc vôi bột hoặc dội nước vôi:  công việc này cần làm 2 -3 lần/tuần, vị trí cần làm là tất cả các đường đi, hành lang trong trại ... (lưu ý: khi rắc hoặc phun, dội cần đảm bảo đều và phủ kín bề mặt) 

Phun thuốc sát trùng trong trại cần đảm bảo đủ thời thơi gian và liệu lượng

2. Kiểm soát phương tiện ra vào trại

Có 4 nhóm phương tiện chính mà chúng ta cần quan tâm đó là: Xe vận chuyển heo, xe của nhân viên của trại, xe của khách thăm trại, xe chở vật tư vào trại.

- Tất cả xe cần phải được rửa sạch toàn bộ (sạch bùn đất ở bánh, gầm, xung quanh xe và được làm sạch sàn xe...) trước khi vào khu sát trùng của trại (khu xát trung ngoài trại và khu sát trùng tại cổng trại)

 - Sau đó tất cả các phương tiện được phun kỹ thuốc sát trùng tại khu vực sát trùng của trại (khu sát trùng ngoài trại và khu sát trùng tại cổng trại.

 - Sau khi phun ướt đẫm thuốc sát trùng toàn bộ phương tiện: bánh xe, gầm xe, trần – nóc và xung quanh xe bắt buộc tất cả các phương tiện phải lùi xe ra ngoài và nghỉ tại trước cổng trại khoảng 1 giờ mới được phép vào trại chăn nuôi.

Khi xe vào trại cần được bảo vệ kiểm tra và ghi lịch trình làm việc. 

Nhiễm khuẩn từ heo xe vận chuyển heo ra vào trại

3. Kiểm soát con người ra vào khu vực chuồng nuôi

Ở đây chúng ta tập trung giải quyết vấn đề con người là vật mang mầm bệnh vào trại, do vậy việc kiểm soát là kiểm soát mầm bệnh từ con người xâm nhiễm vào trại.

Mỗi trại cần có 2 khu vực sát trùng cho người: Khu vực sát trùng cho người tại cổng trại và khu vực sát trùng trong trại.

Ở khu vực sát trùng cổng trại chúng ta cần có:

- Khu vực sát trùng cho tư tư trang: với quần áo cần được ngâm sát trùng sau đó được giặt với những vật dụng khác như máy tính, điện thoại ...  cần được xát trùng bề mặt bằng tia UV.

- Khu tắm cho người: 

+ Khu thay đồ đang mặc --> mang đồ đó đi giặt

+ Khu tắm sát trùng

+ Khu tắm lại bằng nước sạch

+ Khu mặc đồ mới của trại.

Ở khu sát trùng trong trại cũng cần có 4 khu như tắm cho người ở công trại.

 

4. Kiểm soát Động vật nuôi và Côn trùng trung gian lây truyền mầm bệnh: 

Kiểm soát ruồi, muỗi, chuột, gián: Phun thuốc diệt ruồi, muỗi, gián, bẩy thuốc ruồi đầu mỗi dãy chuồng, đánh thuốc diệt chuột định kỳ 2 lần/tuần để hạn chế lây lan phát sinh dịch bệnh.

Kiểm soát chó mèo, gia súc, gia cầm: tất cả phải được nuôi nhốt có kiểm soát, không được thả rông trong khu vực chăn nuôi. Đặc biệt không được nuôi gia súc, gia cầm trong trại chăn nuôi heo.

 

5. Xử lý nguồn nước sử dụng cho heo 

 

Không sử dụng nước bề mặt (nước sông suối, nước ao hồ...) chưa qua xử lý làm nước uống, nước rửa chuồng, xả máng cho trại chăn nuôi.

Nguồn nước sử dụng phải xử lý qua hệ thống sơ bộ qua các bước như sau:

- Nguồn nước qua bể xử lý cơ học phổ biến được dùng là bể lọc cát

- Nước được lọc cơ học được chuyển qua bể xử lý bazơ

- Nước được xử lý qua bể bazơ được chuyển qua bể xử lý acid

- Sau đó nước được chuyển qua bể chứa để sử dụng cho trang trại

 

Chú ý:

Bế chứa cần đảm bảo đủ lượng nước cần cung cấp cho heo, cần tính tới việc mất điện hoặc sự cố khu vực xử lý nước ... để đảm bảo đủ lượng nước sạch cần thiết cho heo

Các loại hóa chất được sử dụng trong quy trình xử lý nước cần đảm bảo đúng, đủ và tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc sử dụng do nhà sản xuất khuyến cáo.

 

6. Kiểm soát mầm bệnh vào trại qua thức ăn

Với việc kiểm soát nguồn bệnh từ thức ăn chúng ta chú ý 3 vấn đề sau:

- Xe chở thức ăn cần được được sát trùng và kiểm soát như ở phần kiểm soát phương tiện đã nói

- Thức ăn được chuyển vào kho cần được đảm bảo, kho khô, thoáng, sạch sẽ và đảm bảo kín không có chuột và côn trùng trong kho. Nếu được nên trang bị thêm hệ thống đèn UV để sát trùng khi có Thức ăn mới về trại

- Mỗi ngày khi lấy thức ăn cho heo cần xếp lượng ăn trong ngày ra ngoài kho, sau đó phun sát trùng lên bề mặt bao cám, chờ 10-30 phút sau đó mới chuyển xuống chuồng cho heo ăn.

Mầm bệnh xâm nhập vào trại qua thức ăn nước uống và các dụng cụ chăn nuôi

7. Phòng bệnh LMLM bằng vaccine

 Heo đực giống (heo nọc): năm 2 lần

Heo hậu bị: trước khi phối 45 ngày

Heo nái: sau khi phối 12 tuần

Heo con:

Mũi 01: 6-8 tuần tuồi

Mũi 02: 10-12 tuần tuổi

Lịch vaccine cho heo con có thể thay đổi dựa vào chương trình kiểm soát miễn dịch để tránh hiện tượng trung hòa kháng thể mẹ truyền

(Lịch vaccine được công ty Avac cung cấp)

 

Trường hợp không tiêm phòng vaccine hoặc có tiêm nhưng không phải chủng virus đang nổ dịch, cần tiến hành tiêm lại trên toàn đàn với  chủng đang nổ dịch sau 1 tháng tiến hành tiêm nhắc lại .

Giới thiệu sản phẩm vaccin Cavac FMD – Type O

- Vaccin Cavac FMD – Type O được công ty TNHH MTV Avet nhập khẩu từ Trung Quốc là một sản phẩm duy nhất trên thị trường có 2 kháng nguyên bao gồm:

               + O/Mya98/XJ/2010 thuộc dòng O-Mya98 đang lưu hành chủ yếu ở Việt Nam theo công văn số 12/TY-DT ban hành ngày 03/01/2019 của Cục Thú y.

               +  O/GX/09-7 thuộc dòng O-CATHAY đây là dòng Cathay mới đang lưu hành chủ yếu tại Trung Quốc.

- Với hàm lượng kháng nguyên 6PD50 và 10PD50 , Vaccin Cavac FMD – Type O tạo được kháng thể nhanh, mạnh và kéo dài giúp bảo vệ đàn heo được tốt hơn.

-Vaccin đang được các tập đoàn chăn nuôi quy mô lớn ở Việt Nam tin dùng và hiệu quả đã được kiểm chứng thông qua các báo cáo thử nghiệm tại thực địa các trang trại.

 

Nội dung cùng chủ đề